Cơ chế tuyển sinh của nhiều trường đại học Hoa Kỳ sử dụng đánh giá toàn diện (holistic review). Theo cách thức này, các trường đại học sẽ đánh giá hồ sơ tuyển sinh dựa trên nhiều thang đo khác nhau. Ngoài thành tích học thuật, những yếu tố được đánh giá khác có thể kể đến như hoạt động ngoại khóa, hoàn cảnh gia đình, chủng tộc.
Tại Hoa Kỳ, chính sách nâng đỡ (Affirmative Action) đang được áp dụng với mục đích chấm dứt và khắc phục hậu quả của phân biệt đối xử. Chính sách có xu hướng tập trung vào khả năng tiếp cận giáo dục và việc làm của các nhóm thiểu số chịu bất công trong lịch sử, như người Mỹ gốc Phi. Những người chỉ trích chính sách nâng đỡ cho rằng chính sách này vẫn đưa quyết định dựa trên chủng tộc, vốn có thể vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ.
Hiện tại, hai vụ kiện bởi Edward Blum và tổ chức Sinh viên vì Tuyển sinh Công bằng (Students for Fair Admission) nhằm vào yếu tố chủng tộc trong cơ chế tuyển sinh của trường đại học Harvard và Bắc Carolina đang được xem xét bởi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Nếu Tòa án Tối cao Hoa Kỳ phán quyết cho bên bị đơn, rất có thể yếu tố chủng tộc sẽ không được xem xét trong cơ chế tuyển sinh của hầu hết trường đại học ở Hoa Kỳ. Thay vào đó, đã có đề xuất thay thế cơ chế tuyển sinh đặt nặng chủng tộc bằng cơ chế đặt nặng địa vị kinh tế - xã hội của học sinh.